PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI

 

Theo Bộ Giáo dục Đào tạo, hiện cả nước có khoảng gần 2 triệu sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng. Đây là lực lượng đông đảo, có trình độ, nhiệt huyết, thường xuyên tham gia mạng xã hội, nếu được phát huy đây sẽ là binh chủng xung kích trên mặt trận tư tưởng, đấu tranh phản biện các luận điệu sai.

 

Vậy nên, kiên quyết loại bỏ các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội. Quan điểm sai trái, thù địch là quan điểm không đúng, sai sự thật, lừa bịp, thường được viết và đăng tải trên các phương tiện truyền thông đặc biệt là mạng xã hội với mục đích đánh lừa nhằm gây thiệt hại cho một cơ quan, tổ chức hoặc một người nào đó hoặc để đạt được về mặt tài chính hoặc chính trị. Dạng quan điểm này thường được thể hiện dưới lối viết giật gân, không trung thực hoặc dùng các tiêu đề bịa đặt để tăng lượng công chúng theo dõi. Mục đích của việc thông tin sai lệch làm cho niềm tin của công chúng vào Đảng, Nhà nước, vào xã hội… bị nghi ngờ, giảm sút, công chúng bức xúc, hoang mang.

 

Trên thế giới, hiện nay, xuất hiện nhiều vấn đề mới phức tạp, khó lường. Ở trong nước, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống quan liêu, nạn tham nhũng, lãng phí cũng những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đang diễn biến ngày một tinh vi... Lợi dụng tình hình này, các thế lực thù địch đã đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”, liên tiếp tung ra các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, hòng phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hoang mang, mất phương hướng để từ đó chúng dễ dàng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ, từ đó nhằm mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Để thực hiện được mục tiêu này, các thế lực phản động đã sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau đó là các tờ báo, các chương trình phát thanh, truyền hình như đài phát thanh VOA, RFI, BBC… liên tục đăng tải những tài liệu, những cuộc phỏng vấn các phần tử người Việt lưu vong ở nước ngoài để xuyên tạc một số sự kiện ở trong nước. Đặc biệt là trước, trong và sau thời điểm có nhiều những sự kiện quan trọng của đất nước như, các kỳ Đại hội Đảng, các cuộc họp Quốc hội; hay gần đây nhất là trước dịch Covid -19… thì sự “hoành hành” của các thế lực thù địch càng mạnh mẽ, tinh vi. 

 

Khi công nghệ phát triển, việc phát tán quan điểm sai trái không chỉ trong tay những cơ quan, tổ chức nhà nước hay các tập đoàn sở hữu công nghệ đắt tiền nữa mà tin tức sai lệch, giả tạo đã trở nên phổ biến đặc biệt trên nền tảng truyền thông mạng xã hội như Youtube, Twitter, Facebook, Zalo, Tiktok… Trên những nền tảng này, thông tin sai lệch được nhanh chóng, dễ dàng “khuếch tán”. Với thế mạnh là có tính lan toả rộng, nhanh và khó kiểm soát, mạng xã hội trở thành một trong những yếu tố tiềm năng nhất trong lan truyền quan điểm sai trái, thù địch. Việc sử dụng hình thức này của các thế lực thù địch nhằm gây khó khăn cho sự thống nhất về tư tưởng trong Đảng, đồng thuận trong xã hội.

 

Việc loại bỏ những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, có trách nhiệm của thanh niên – đặc biệt là sinh viên – thế hệ tương lai của đất nước, thế hệ đang được trang bị tri thức hiện đại, thế hệ nhiều đam mê và rất thành thạo trong việc khai thác, sử dụng công nghệ trong mọi lĩnh vực với việc phản bác quan điểm sai trái, thù địch.

 

Và việc sinh viên tham gia góp phần phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội là không thể thiếu. Để góp phần phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội, sinh viên cần quan tâm tới một số nội dung sau:

 

Thứ nhất, cần hiểu bản chất, mục đích của  các quan điểm sai trái, thù địch; ý nghĩa của việc phản bác lại các quan điểm này từ đó tích cực trau dồi nhận thức, bản lĩnh chính trị, và tham gia đấu tranh phản bác. Để có thể phản bác được các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội, thì người phản bác phải hiểu bản chất của vấn đề và mục đích, nhiệm vụ mà mình cần thực hiện, như vậy việc phản bác mới đúng, trúng và thuyết phục. Cần phải hiểu rằng các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội là những thông tin sai sự thật được viết ra có chủ đích nhằm chống phá lại Đảng, nhà nước đăng trên các nền tảng mạng xã hội nhằm làm mất niềm tin, xáo trộn, mất ổn định trong xã hội. Nếu không phản biện, đập tan âm mưu này của bọn phản động thì sẽ rất nguy cho tư tưởng và sự phát triển bền vững về mọi mặt của xã hội. 

 

Cùng với đó, cũng cần nhận thức các thủ đoạn lan truyền các quan điểm sai trái của các thế lực rất tinh vi, xảo quyệt, việc đấu tranh, phản bác các quan điểm này không của riêng một tổ chức nào mà là công việc của tất cả những người dân chân chính, yêu nước trong một đất nước, trong đó có thế hệ thanh niên, sinh viên  thế hệ có sức khoẻ, tri thức; đây là công việc khó, cần có chiến lược, nhiệt huyết và sự bền bỉ… 

 

Ngoài nhận thức những quan điểm sai trái được đưa trên các nền tảng mạng xã hội; mỗi sinh viên cần nhìn rõ các âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình” mà chúng đã sử dụng thời gian vừa qua để cảnh giác và từ đó có những phản bác hiệu quả. Một số thủ đoạn đó là, các thế lực phản động tìm cách thâm nhập vào tổ chức Đoàn ở các nhà trường, các cơ quan đơn vị với mục đích phá vỡ các tổ chức này; lợi dụng tín ngưỡng, mê tín dị đoan để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”; hoặc là tìm cách đưa các ấn phẩm văn hóa đồi trụy, phản động vào trong đời sống tinh thần của sinh viên; hoặc một số thành phần đã len lỏi vào các ký túc xá sinh viên, giảng đường, đến các hội thảo khoa học, thông qua các chương trình học bổng, thông qua mạng xã hội... lôi kéo, kích động, xuyên tạc, mua chuộc sinh viên phát ngôn, đăng tải các dòng trạng thái trên trang mạng cá nhân… chống lại Nhà nước, chế độ, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc nhằm tạo ra sự bất ổn về chính trị tư tưởng, làm cơ sở cho những vụ gây rối trật tự an ninh trong đời sống sinh viên và trong xã hội… Để nhận thức được những chiêu trò và kịp thời phản bác được các quan điểm sai trái, sinh viên cần không ngừng tiếp nhận thông tin từ sách vở, từ báo chí truyền thông chính thống nhằm hiểu được thực trạng xã hội; không ngừng trau rồi bản lĩnh chính trị (tỉnh táo, kiên cường trước mọi cám dỗ, nhất quán giữ vững lập trường tư tưởng, lý tưởng đã chọn…).

 

Thứ hai, chủ động và nhất quán trong phản bác các luận điệu sai trái. Đấu tranh, phản bác đối với các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, Đảng ta xác định đây luôn là nhiệm vụ cấp bách thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên, của mọi công dân trong đó có sinh viên. Ðể thực hiện tốt nhiệm vụ này, các sinh viên cần tiến hành một cách chủ động và nhất quán trong đấu tranh. Quán triệt phương châm “xây đi đôi với chống”, lấy “xây” là trọng tâm. Chủ động lan tỏa thông tin tích cực, đấu tranh phản bác quyết liệt, khôn khéo trước các quan điểm sai trái, thù địch. Có thể, tận dụng mọi kênh đặc biệt là mạng xã hội để có thể đăng tải, truyền bá, lập luận phản bác những quan điểm sai trái một cách trực tiếp. Nhưng cũng có thể gián tiếp phản bác quan điểm sai trái, thù địch bằng việc khẳng định những quan điểm, những việc làm phù hợp, đúng đắn mà Đảng, Nhà nước đã cân nhắc, lựa chọn. Luôn kiên quyết, kiên trì quan điểm nhất quán của Đảng đó là tính tất yếu của con đường đi lên CNXH; tính ưu việt mà CNXH đem tới cho xã hội; nhất quán quan điểm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đấu tranh vạch trần bản chất các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc; vạch trần chân tướng những tổ chức, cá nhân núp dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền nhằm tiến công vào chế độ xã hội ta, vu cáo Nhà nước Việt Nam; đưa ra các luận chứng, cung cấp thông tin làm sáng tỏ một số vấn đề, sự kiện, hiện tượng đã bị các thế lực thù địch xuyên tạc và lợi dụng để vu cáo. Để làm tốt, mỗi sinh viên cần luôn nhận thức cần chủ động trong sự tỉnh táo để chắt lọc thông đúng, đủ, thời sự và không bị cuốn vào “ma trận phản động” của các luồng thông tin đặc biệt là trên mạng xã hội. 

 

Thứ ba, cần nhận thức lợi bất cập hại - mặt trái của từng cách thức phản biện, đấu tranh với các luận điệu sai trái, xuyên tạc của kẻ thù. Việc phản bác chỉ có hiệu quả khi sử dụng đúng cách. Thực tế hiện nay, sinh viên có nhiều diễn đàn để tham gia truyền thông và với khả năng am hiểu công nghệ, sinh viên có thể tham gia truyền thông trên nhiều diễn đàn ví dụ như: Youtube, Facebook, Fanpage, Zalo, Twiter… Những diễn đàn này có khả năng lan tỏa nhanh, rộng, vì vậy việc lựa chọn ngôn từ nào, luận điểm, luận cứ, ý tưởng nào để phản biện những quan điểm sai trái rất quan trọng, cấp thiết, bởi nếu không cân nhắc, không sắc bén có thể trở nên hời hợt, nhạt nhòa, thậm chí phản tác dụng, là cái “loa” để tuyên truyền cho kẻ địch. Ví dụ nêu tên của các tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước ta cùng những việc mà bọn phản động đang tuyên truyền… Vì phải nêu đi nêu lại tên những tổ chức, cá nhân, cùng các luận điệu sai trái nên đã vô tình quảng bá cho cá nhân phản động và các luận điệu đó; đồng thời gây sự tò mò cho những người kém bản lĩnh. 

 

Thứ tư, khai thác, sử dụng phương thức phản bác phù hợp. Để phản bác, phản biện với các quan điểm sai trái thì thường phải dùng tới các lập luận, lý lẽ, ngôn từ; cách viết ngắn, dài tùy điều kiện, khả năng của mỗi người; tuy nhiên, với từng nhóm sinh viên của từng ngành nghề cụ thể có thể lựa chọn, khai thác sâu những cách thức, chuyên môn mình đang học tập để phản bác các quan điểm sai trái một cách hiệu quả. Ví dụ, sinh viên báo chí, truyền thông có thể sử dụng khả năng viết lách của mình cùng hiểu biết về công nghệ để viết tin, bài, làm các video hoặc các podcast đăng trên các tờ báo, các diễn đàn để phản biện lại những luận điệu sai trái; sinh viên mỹ thuật có thể sử dụng cách vẽ tranh biếm họa, đả kích; sinh viên thuộc khối văn hoá nghệ thuật có thể xây dựng kịch bản và diễn xuất những tiểu phẩm, những bộ phim ngắn... 

 

Cần phát huy vai trò của đoàn thanh niên trong tổ chức, định hướng cho sinh viên trong phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định, cần: “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động, giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ. Tạo động lực cho thanh niên xung kích trong học tập, lao động sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp; làm chủ các kiến thức khoa học – công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

 

Sau nhiều năm thực hiện chính sách thù địch, chống phá không đạt hiệu quả, các thế lực thù địch đang thay đổi phương thức hoạt động. Mục tiêu nhất quán của chúng vẫn là tìm mọi cách nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vô hiệu hóa quân đội, loại bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Để thực hiện âm mưu đó, các tổ chức phản động lưu vong và số phản động, chống đối, bất mãn chế độ, cơ hội chính trị trong nước đã sử dụng nhiều chiêu bài khác nhau, đặc biệt là lợi dụng những “ưu trội” của mạng xã hội để chống phá. Mục tiêu này đã đi ngược lại với mục tiêu mà Đảng và nhân dân Việt Nam đang nỗ lực xây dựng. Vì vậy, cần nhận thức đây là cuộc chiến lâu dài; đặc biệt khi công nghệ phát triển, mạng xã hội không ngừng lan tỏa thì việc phản biện, chặn đứng các luận điệu sai trái trên không gian ảo này càng phải quyết liệt, khôn khéo. Việc đối phó với các luận điệu sai trái này không phải của riêng ai mà là của tất cả xã hội trong đó có sinh viên – thế hệ trẻ của đất nước nói riêng. Mỗi sinh viên làm tốt điều này là thể hiện bản lĩnh chính trị, góp phần khẳng định trách nhiệm của bản thân với xã hội.

 

 

Tin nổi bật
NGÀY HỘI VIỆC LÀM NĂM 2023

NGÀY HỘI VIỆC LÀM NĂM 2023

Thứ năm, 12/10/2023 | 776

 Tham gia xây dựng văn minh đô thị

Tham gia xây dựng văn minh đô thị

Chủ nhật, 20/08/2023 | 1286

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH LÀ GÌ?

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH LÀ GÌ?

Thứ tư, 19/04/2023 | 9247

TÁC HẠI CỦA MA TÚY

TÁC HẠI CỦA MA TÚY

Thứ hai, 09/01/2023 | 2951

CUỘC THI SÁNG KIẾN THANH NIÊN

CUỘC THI SÁNG KIẾN THANH NIÊN

Thứ năm, 27/01/2022 | 2116

Ngày hội

Ngày hội "Sinh viên khỏe" năm 2021

Thứ sáu, 30/07/2021 | 3266

Sinh viên tình nguyện chống dịch

Sinh viên tình nguyện chống dịch

Thứ tư, 02/06/2021 | 4821

Cộng đồng 'mở' vì môi trường

Cộng đồng 'mở' vì môi trường

Thứ tư, 28/04/2021 | 1457

Nỗ lực của Huy

Nỗ lực của Huy

Thứ ba, 20/04/2021 | 2039

Chuyến bay chắp cánh ước mơ

Chuyến bay chắp cánh ước mơ

Thứ hai, 01/03/2021 | 1996

Có những hy sinh thầm lặng

Có những hy sinh thầm lặng

Thứ hai, 20/04/2020 | 8057

Áo xanh tình nguyện giữa mùa dịch

Áo xanh tình nguyện giữa mùa dịch

Chủ nhật, 22/03/2020 | 3055

Đam mê chinh phục

Đam mê chinh phục "lửa" mặt trời

Chủ nhật, 09/02/2020 | 2709

Một dự án nhân văn

Một dự án nhân văn

Thứ sáu, 13/12/2019 | 2493

Gom ve chai làm từ thiện

Gom ve chai làm từ thiện

Chủ nhật, 08/12/2019 | 3828

Tài liệu Khởi nghiệp

Tài liệu Khởi nghiệp

Chủ nhật, 10/11/2019 | 10736

Tình nguyện

Tình nguyện

Thứ bảy, 26/10/2019 | 3935

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn

Thứ hai, 07/10/2019 | 48059

Lớp tiếng Anh 1 USD

Lớp tiếng Anh 1 USD

Thứ tư, 04/09/2019 | 3199

Ước mơ là một kỹ sư phần mềm

Ước mơ là một kỹ sư phần mềm

Thứ năm, 22/08/2019 | 6832

'Cõng” tri thức về vùng khó

'Cõng” tri thức về vùng khó

Thứ sáu, 16/08/2019 | 1993

Tháng 7 năm 2019

Tháng 7 năm 2019

Thứ bảy, 06/07/2019 | 1734

Tháng 6 năm 2019

Tháng 6 năm 2019

Thứ hai, 03/06/2019 | 1886

Tháng 5 năm 2019

Tháng 5 năm 2019

Thứ bảy, 04/05/2019 | 2039

Tháng 4 năm 2019

Tháng 4 năm 2019

Thứ ba, 02/04/2019 | 1706

FESTIVAL KHCN trong sinh viên ĐHĐN 2019

FESTIVAL KHCN trong sinh viên ĐHĐN 2019

Thứ ba, 26/03/2019 | 3098

Tháng 3 năm 2019

Tháng 3 năm 2019

Chủ nhật, 03/03/2019 | 2432

SINH VIÊN DUE VÌ CỘNG ĐỒNG

SINH VIÊN DUE VÌ CỘNG ĐỒNG

Thứ tư, 16/01/2019 | 2973

Từ giảng đường ra thị trường

Từ giảng đường ra thị trường

Thứ năm, 10/01/2019 | 3018

Tháng 1,  2 năm 2019

Tháng 1, 2 năm 2019

Thứ ba, 01/01/2019 | 1604

Mùa đông yêu thương 2018

Mùa đông yêu thương 2018

Thứ năm, 27/12/2018 | 2775

Giải bóng đá

Giải bóng đá "ĐCQ’s CUP 2018"

Thứ ba, 20/11/2018 | 2375

Những dấu chân tình nguyện

Những dấu chân tình nguyện

Thứ sáu, 16/11/2018 | 7511

Ngày hội Sinh viên IT

Ngày hội Sinh viên IT

Chủ nhật, 28/10/2018 | 4901

YOUTHSPEAK FORUM DANANG 2017

YOUTHSPEAK FORUM DANANG 2017

Thứ sáu, 26/05/2017 | 4567

HỘI SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỘI SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Thứ tư, 01/03/2017 | 15718

 

 

 

 

 

CHÚC MỪNG TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024
CHÚC MỪNG TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024
KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN  VÀ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM (09/01/1950-09/01/2-2023), TUYÊN DƯƠNG SINH VIÊN 5 TỐT NĂM HỌC 2021-2022
KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VÀ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM (09/01/1950-09/01/2-2023), TUYÊN DƯƠNG SINH VIÊN 5 TỐT NĂM HỌC 2021-2022
CHIẾN DỊCH SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÌNH NGUYỆN HÈ NĂM 2022
CHIẾN DỊCH SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÌNH NGUYỆN HÈ NĂM 2022 "SÁNG TẠO, VÌ TÌNH NGUYỆN CỘNG ĐỒNG"
Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đại học Đà Nẵng lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đại học Đà Nẵng lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022 - 2027.