ĐẤU TRANH PHẢN BÁC VIỆC LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO ĐỂ XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN - TỈNH GIA LAI

Gia Lai là địa phương điển hình cho sự đa dạng về sắc tộc, phong phú về văn hoá, đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo của đất nước. Sự đa dạng này một mặt tạo ra những nét phong phú, đa dạng, độc đáo và đặc sắc về văn hóa, con người, vùng đất của địa phương, là “sức mạnh mềm” góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, với đặc điểm nêu trên thì Gia Lai cũng là một vùng trọng điểm  mà các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị thường xuyên chống phá quyết liệt.

Yếu tố dân tộc và tôn giáo luôn bị lợi dụng triệt để. Là một tỉnh Bắc Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh, có lịch sử lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, Gia Lai cũng là nơi hội tụ đa dạng tín ngưỡng, tôn giáo. Đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có trên 417.000 tín đồ của 05 tôn giáo chính (Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Cao đài, Baha’i); riêng Tin lành có 24 hệ phái; có 300 tổ chức tôn giáo trực thuộc và 150 điểm đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung; 1 cơ sở đào tạo tôn giáo; 633 chức sắc, 1.968 chức việc và 272 nhà tu hành. Với đặc điểm trên, có thể xem Gia Lai là địa phương điển hình cho sự đa dạng về sắc tộc, tín ngưỡng, tôn giáo của đất nước. Sự đa dạng này một mặt tạo ra những nét phong phú, đa dạng, đặc sắc về văn hóa, con người, vùng đất của địa phương, là “sức mạnh mềm” đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, với đặc điểm nêu trên, Gia Lai cũng là một vùng trọng điểm bị các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị thường xuyên chống phá quyết liệt với âm mưu cơ bản, lâu dài là kích động ly khai, tự trị, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị, xã hội; chia rẽ các dân tộc thiểu số với người Kinh; chia rẽ giữa các tôn giáo, giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân; thực hiện “Diễn biến hoà bình”, làm suy yếu, chuyển hóa từ bên trong; cao nhất là thành lập “Nhà nước ly khai, tự trị” nhằm chống cách mạng và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

 

Để thực hiện âm mưu trên, chúng đã tập trung đẩy mạnh lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, đặc biệt là trong vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số để hoạt động chống phá. Núp dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền; vừa bí mật, vừa “công khai hóa, quốc tế hóa”; kết hợp tổ chức lực lượng bên ngoài với việc tìm cách thâm nhập tạo dựng ngọn cờ, lực lượng và ảnh hưởng bên trong bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Các thủ đoạn chính vẫn là kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cực đoan trong đồng bào dân tộc thiểu số; vu cáo, tuyên truyền người Kinh lên chiếm đất đai, tài nguyên, thực hiện chính sách đồng hóa người dân tộc; phân biệt đối xử với người dân tộc, với người theo đạo; tuyên truyền người cầm đầu và tổ chức FULRO lưu vong được quốc tế công nhận, ủng hộ là người lãnh đạo các dân tộc thiểu số Tây Nguyên để thành lập “Nhà nước Đê Ga độc lập”, “Nhà nước riêng của người dân tộc”; xuyên tạc các quy định của luật pháp quốc tế về nhân quyền, quyền tự quyết dân tộc, tuyên ngôn về quyền của các dân tộc bản địa của Liên Hợp quốc... và cho rằng lãnh thổ Tây Nguyên là của người dân tộc thiểu số; gây dựng, phát triển hệ thống tổ chức, cơ sở ngầm FULRO bên trong.

Qua thực tiễn ở địa bàn tỉnh cho thấy, hai yếu tố dân tộc và tôn giáo luôn bị các đối tượng phản động, thù địch triệt để lợi dụng. Các tôn giáo chưa được công nhận, các tà đạo, đạo lạ có xu hướng tập trung lôi kéo, tuyên truyền, mở rộng phạm vi, ảnh hưởng trong các vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời, sử dụng yếu tố dân tộc để tuyên truyền, kích động đồng bào dân tộc thiểu số phải đấu tranh để có “Nhà nước riêng - Tôn giáo riêng”. Các thế lực thù địch, phản động đã sử dụng “tôn giáo” như “ngọn cờ” tinh thần để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai, tự trị dân tộc, tập hợp lực lượng, lôi kéo quần chúng vào hoạt động chống cấp ủy, chính quyền.

 

Nguyên nhân của các hiện tượng trên xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Gia Lai là tỉnh có địa bàn rộng, dân cư phân bổ không đồng đều, đời sống kinh tế - xã hội, mặt bằng dân trí so với nhiều địa phương còn thấp. Thời gian trước đây, do nguồn lực còn hạn chế nên việc đầu cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được như kỳ vọng, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đồng bào dân tộc thiểu số vừa thiếu “cái chữ trong đầu”, vừa thiếu cả “hạt cơm trong bụng”, bên cạnh đó, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu vẫn in sâu trong tâm thức, đời sống hằng ngày của phần đông đồng bào. Trước thực tế đó, FULRO và các lực lượng thù địch đã lợi dụng ngay cơ hội này đã tổ chức tuyên truyền, dụ dỗ đồng bào với luận điệu “không phải làm việc vất vả mà vẫn có cái ăn, cái mặc, cuộc sống sung túc”; những ai tham gia tích cực sẽ được phong chức tước khi có “nhà nước Đề Ga” tự trị… Có những thời điểm, hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ của tỉnh còn xem nhẹ công tác tuyên truyền, vận động quần chúng; vướng phải sai lầm, khuyết điểm trong công tác quản lý điều hành, dẫn đến quần chúng không nắm rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bị FULRO và các thế lực thù địch lôi kéo, mua chuộc.

 

Phát huy sức mạnh nội lực, đoàn kết, đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Qua một thời gian tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, bóc gỡ, đấu tranh với các đối tượng, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai được giữ vững ổn định. Trong những năm qua, đảng bộ, chính quyền trong tỉnh đã phát huy sức mạnh nội lực, đoàn kết, đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Các cấp, các ngành đã tập trung thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đầu tư, hỗ trợ góp phần làm cho tình hình kinh tế - xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đưa vùng khó tiến gần vùng thuận lợi. Các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm nắm tình hình, triển khai giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh xã hội, thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tăng cường đối thoại với dân và tập trung giải quyết các vụ việc tồn đọng, kéo dài, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo được quan tâm theo hướng: Thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc, trọng dân, gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương trong hệ thống chính trị tích cực tham gia giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh xã hội, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tăng cường đối thoại với dân và tập trung giải quyết các vụ việc tồn đọng, kéo dài, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” với 10 nội dung thay đổi nếp nghĩ và 10 nội dung thay đổi cách làm, góp phần thực hiện hiệu quả công tác vận động quần chúng, công tác giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

 

Bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, nhận diện, đấu tranh phản bác đối với các âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, trong đó có nhiều thông tin làm rõ các thành tựu trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo được các cấp, các ngành chú ý triển khai. Các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài địa phương đã đa dạng hóa hình thức, nâng cao chất lượng thông tin, tăng cường các thông tin được trình bày bằng ngôn ngữ, chữ viết đồng bào, loại hình báo ảnh, phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc. Một số ấn phẩm tuyên truyền phòng, chống phục hồi hoạt động FULRO, Tin lành Đê Ga, các tà đạo, đạo lạ... được biên soạn, dịch 3 ngôn ngữ (Kinh - Jrai - Bahnar) đã giúp nhận diện rõ phương thức, âm mưu, thủ đoạn, các luận điệu lừa phỉnh, lợi dụng vấn đề dân tộc, tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo để lôi kéo quần chúng tham gia hoạt động chống phá, đồng thời cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về chính sách dân tộc, tự do tôn giáo; vận động đồng bào tại các thôn, làng tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương nơi sinh sống. Ngành Tuyên giáo, Dân vận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cũng đã triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học về thực trạng công tác thông tin tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đề xuất cho cấp ủy, chính quyền xây dựng hệ thống giải pháp đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh một cách hiệu quả.

 

Khai thác và tận dụng các thế mạnh của internet, mạng xã hội, các cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là lực lượng đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh cũng đã chú trọng sử dụng các công cụ, phương tiện của mạng xã hội để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền theo hướng phủ xanh thông tin tích cực, chủ động dẫn dắt, định hướng luồng thông tin trên không gian mạng liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo. Hiện nay, toàn tỉnh đã xây dựng hơn 800 trang, cổng thông tin điện tử, trang mạng xã hội thực hiện công tác tuyên truyền, đấu tranh, phản bác. Hình thức thể hiện thông tin trên mạng cũng được triển khai theo hướng dễ nhận biết, dễ tiếp thu, tập trung vào thanh niên, học sinh thông qua các video clip, video ngắn (Stories), Infographic hoặc bài viết ngắn có dịch sang tiếng dân tộc thiểu số, từ đó cung cấp các thông tin chính thống một cách nhanh, phù hợp với tâm lý, thói quen của một bộ phận người dân. Đây cũng là kênh hữu hiệu để nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận, những vấn đề nổi lên mà nhân dân đang quan tâm, chú ý, từ đó giúp các cấp, các ngành nắm bắt tình hình, kịp thời chỉ đạo, định hướng xử lý các tình huống phát sinh ở cơ sở.

 

Qua triển khai thực hiện đồng bộ những giải pháp nêu trên, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đạo trong những năm qua được giữ vững ổn định. Đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo yên tâm sinh sống, lao động sản xuất trên mảnh đất quê hương, thực hiện tốt phương châm sống tốt đời, đẹp đạo.

 

Tin nổi bật
NGÀY HỘI VIỆC LÀM NĂM 2023

NGÀY HỘI VIỆC LÀM NĂM 2023

Thứ năm, 12/10/2023 | 775

 Tham gia xây dựng văn minh đô thị

Tham gia xây dựng văn minh đô thị

Chủ nhật, 20/08/2023 | 1286

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH LÀ GÌ?

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH LÀ GÌ?

Thứ tư, 19/04/2023 | 9247

TÁC HẠI CỦA MA TÚY

TÁC HẠI CỦA MA TÚY

Thứ hai, 09/01/2023 | 2950

CUỘC THI SÁNG KIẾN THANH NIÊN

CUỘC THI SÁNG KIẾN THANH NIÊN

Thứ năm, 27/01/2022 | 2115

Ngày hội

Ngày hội "Sinh viên khỏe" năm 2021

Thứ sáu, 30/07/2021 | 3266

Sinh viên tình nguyện chống dịch

Sinh viên tình nguyện chống dịch

Thứ tư, 02/06/2021 | 4820

Cộng đồng 'mở' vì môi trường

Cộng đồng 'mở' vì môi trường

Thứ tư, 28/04/2021 | 1457

Nỗ lực của Huy

Nỗ lực của Huy

Thứ ba, 20/04/2021 | 2037

Chuyến bay chắp cánh ước mơ

Chuyến bay chắp cánh ước mơ

Thứ hai, 01/03/2021 | 1996

Có những hy sinh thầm lặng

Có những hy sinh thầm lặng

Thứ hai, 20/04/2020 | 8055

Áo xanh tình nguyện giữa mùa dịch

Áo xanh tình nguyện giữa mùa dịch

Chủ nhật, 22/03/2020 | 3054

Đam mê chinh phục

Đam mê chinh phục "lửa" mặt trời

Chủ nhật, 09/02/2020 | 2709

Một dự án nhân văn

Một dự án nhân văn

Thứ sáu, 13/12/2019 | 2493

Gom ve chai làm từ thiện

Gom ve chai làm từ thiện

Chủ nhật, 08/12/2019 | 3828

Tài liệu Khởi nghiệp

Tài liệu Khởi nghiệp

Chủ nhật, 10/11/2019 | 10736

Tình nguyện

Tình nguyện

Thứ bảy, 26/10/2019 | 3935

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn

Thứ hai, 07/10/2019 | 48059

Lớp tiếng Anh 1 USD

Lớp tiếng Anh 1 USD

Thứ tư, 04/09/2019 | 3199

Ước mơ là một kỹ sư phần mềm

Ước mơ là một kỹ sư phần mềm

Thứ năm, 22/08/2019 | 6832

'Cõng” tri thức về vùng khó

'Cõng” tri thức về vùng khó

Thứ sáu, 16/08/2019 | 1993

Tháng 7 năm 2019

Tháng 7 năm 2019

Thứ bảy, 06/07/2019 | 1734

Tháng 6 năm 2019

Tháng 6 năm 2019

Thứ hai, 03/06/2019 | 1886

Tháng 5 năm 2019

Tháng 5 năm 2019

Thứ bảy, 04/05/2019 | 2039

Tháng 4 năm 2019

Tháng 4 năm 2019

Thứ ba, 02/04/2019 | 1706

FESTIVAL KHCN trong sinh viên ĐHĐN 2019

FESTIVAL KHCN trong sinh viên ĐHĐN 2019

Thứ ba, 26/03/2019 | 3098

Tháng 3 năm 2019

Tháng 3 năm 2019

Chủ nhật, 03/03/2019 | 2431

SINH VIÊN DUE VÌ CỘNG ĐỒNG

SINH VIÊN DUE VÌ CỘNG ĐỒNG

Thứ tư, 16/01/2019 | 2973

Từ giảng đường ra thị trường

Từ giảng đường ra thị trường

Thứ năm, 10/01/2019 | 3018

Tháng 1,  2 năm 2019

Tháng 1, 2 năm 2019

Thứ ba, 01/01/2019 | 1603

Mùa đông yêu thương 2018

Mùa đông yêu thương 2018

Thứ năm, 27/12/2018 | 2775

Giải bóng đá

Giải bóng đá "ĐCQ’s CUP 2018"

Thứ ba, 20/11/2018 | 2375

Những dấu chân tình nguyện

Những dấu chân tình nguyện

Thứ sáu, 16/11/2018 | 7511

Ngày hội Sinh viên IT

Ngày hội Sinh viên IT

Chủ nhật, 28/10/2018 | 4901

YOUTHSPEAK FORUM DANANG 2017

YOUTHSPEAK FORUM DANANG 2017

Thứ sáu, 26/05/2017 | 4567

HỘI SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỘI SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Thứ tư, 01/03/2017 | 15717

 

 

 

 

 

CHÚC MỪNG TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024
CHÚC MỪNG TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024
KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN  VÀ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM (09/01/1950-09/01/2-2023), TUYÊN DƯƠNG SINH VIÊN 5 TỐT NĂM HỌC 2021-2022
KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VÀ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM (09/01/1950-09/01/2-2023), TUYÊN DƯƠNG SINH VIÊN 5 TỐT NĂM HỌC 2021-2022
CHIẾN DỊCH SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÌNH NGUYỆN HÈ NĂM 2022
CHIẾN DỊCH SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÌNH NGUYỆN HÈ NĂM 2022 "SÁNG TẠO, VÌ TÌNH NGUYỆN CỘNG ĐỒNG"
Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đại học Đà Nẵng lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đại học Đà Nẵng lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022 - 2027.