CHUYÊN MỤC: BÀI VIẾT VỀ PHẢN BÁC LUẬN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH CHO RẰNG: MUỐN THỰC SỰ CÓ DÂN CHỦ CHO NGƯỜI DÂN VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CẦN PHẢI THỰC HIỆN “ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ, ĐA ĐẢNG ĐỐI LẬP

Hiện nay, để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” các thế lực thù địch, phản động tăng cường tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta. Chúng cho rằng: Muốn thực sự có dân chủ cho người dân và phát triển xã hội cần phải thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”!

Đây là luận điểm hết sức nguy hiểm, phản cách mạng, phản khoa học trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Để phản bác luận điểm nêu trên, chúng ta cần tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản sau:

  1. Không phải thực hiện “đa nguyên chính trị, đang đảng đối lập” là có dân chủ cho người dân và phát triển xã hội

Chủ nghĩa đa nguyên là một trường phái triết học xã hội tư sản do nhà triết học Chiristian Wolit (1679 - 1754) đề xuất vào đầu thế kỷ XVIII. Thế giới quan của chủ nghĩa đa nguyên là phủ nhận tính thống nhất của thế giới, cho thế giới là sự kết hợp các nguyên thể, các yếu tố, cường điệu, thổi phòng cái riêng. Chủ nghĩa đa nguyên lấy xã hội tư sản dựa trên chế độ tư hữu làm mẫu, họ cho rằng xã hội luôn được chia nhỏ thành các cá thể, nhóm, tầng lớp, tập đoàn, phân biệt bằng tài sản và thu nhập, tín ngưỡng, tôn giáo, đảng phái, nghề nghiệp, che đậy tỉnh đối kháng trong mối quan hệ xã hội, đặc biệt là phủ nhận sự phân chia xã hội thành giai cấp, phủ nhận đấu tranh giai cấp. Chủ nghĩa đa nguyên chủ trương xây dựng một cơ chế quản lý xã hội theo nguyên tắc đa lực lượng, đa đảng phái và các tổ chức đảng phái này quan hệ với nhau theo nguyên tắc hiệp thương. Quan điểm này của chủ nghĩa đa nguyên nếu được áp dụng vào chủ nghĩa xã hội thì sẽ dẫn đến nguy cơ phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hạ thấp Đảng Cộng sản thành một tổ chức xã hội bình thường. Nó đối lập hoàn toàn với lý luận đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Nghiên cứu chủ nghĩa đa đảng ở các nước Phương Tây có thể nhận thấy, bề ngoài thì các đảng chính trị có vẻ như được tự do, bình đẳng tranh cử để trở thành đảng cầm quyền, chi phối quốc hội, chính phủ, nhưng thực chất bên trong cũng chỉ có các đảng lớn được ủng hộ của các thế lực tư bản độc quyền mới giành được vai trò chấp chính. Đảng Cộng sản ở các nước tư bản không bao giờ được bình đẳng trong tranh cử. Ở nước Mỹ nay có 112 đảng, nhưng chỉ có 2 đảng (Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ) thay nhau cầm quyền. Tuy bề ngoài là chế độ đa đảng đối lập, song xét về bản chất, đó là một đảng - đảng của giai cấp tư sản. Đảng Dân chủ lãnh đạo hay Đảng Cộng hòa lãnh đạo thì cũng là đảng của giai cấp tư sản, đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản. Vì thế, dân chủ ở Mỹ thực chất là nền dân chủ tư sản, nền dân chủ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số, một số người ít trong xã hội. Còn một số nước khác tuy có hệ thống

 

chính trị đa nguyên, đa đảng nhưng vẫn thường xuyên xảy ra khủng hoảng chính trị, đảo chính làm cho xã hội bất ổn. Những bất ổn chính trị ở Thái Lan, Ucraina thời gian qua nguyên nhân chủ yếu là do đảng cầm quyền và đảng đối lập mâu thuẫn với nhau về mặt lợi ích, dẫn đến đảng đối lập kích động quần chúng biểu tình, đưa yêu sách lật đổ Chính phủ hợp pháp đang điều hành đất nước. Hậu quả là quyền dân chủ của người dân bị lợi dụng phục vụ cho mục đích riêng của từng đảng; xã hội gặp phải những trở ngại trong quá trình phát triển.

Không thể phủ nhận những thành tựu to lớn mà chủ nghĩa tư bản (CNTB) đạt được trên các lĩnh vực về kinh tế, khoa học và công nghệ; có sự điều chỉnh nhất định về sở hữu, an sinh xã hội… làm cho diện mạo của CNTB khác nhiều so với trước đây, nhưng bản chất bóc lột cố hữu của CNTB không thay đổi, “Chủ nghĩa tư bản không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra”. Trong CNTB cũng không xóa bỏ được tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội, mà sự phân hóa còn tiếp tục gia tăng, vẫn là chế độ bất công. Chênh lệch về thu nhập, mức sống, tài sản giữa người giàu và người nghèo trong thế giới tư bản rất lớn, xu hướng ngày càng gia tăng: “Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội”.

Chủ nghĩa tư bản vẫn không ngăn chặn, tránh được các cuộc khủng hoảng kinh tế gắn liền với bản chất của CNTB, với mâu thuẫn cơ bản của CNTB là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân TBCN. Các cuộc khủng hoảng kinh tế đã diễn ra liên tiếp, đẩy nền kinh tế vào suy thoái, làm tăng nạn thất nghiệp, sự căng thẳng xã hội trên nhiều mặt. Đồng thời, chạy theo mục tiêu lợi nhuận tối đa, CNTB còn là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về môi trường sinh thái và biến đổi khí hậu toàn cầu, đe dọa sự sống của con người trên trái đất. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra: “Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khùng hoảng về nhiều mặt cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội TBCN”. Do vậy, CNTB chưa phải là chế độ xã hội tạo được sự phát triển ổn định, hài hòa, bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Nền dân chủ tư sản - “dân chủ tự do” mà lâu nay các nước Phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới là một nền dân chủ hình thức, giả tạo, một nền dân chủ không đảm bảo và không thực hiện một cách đầy đủ quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân mà thực chất quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về giai cấp tư sản, những tập đoàn tư bản giàu có. “Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn

 

đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át”.

Thực tiễn ở các nước Đông Âu, nhất là Liên Xô cũng cho thấy, việc chấp nhận bỏ Điều 6 trong Hiến pháp của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết đã dẫn đến tình trạng xuất hiện đa đảng và hậu quả là Đảng Cộng sản Liên Xô đã dần dần đánh mất quyền lãnh đạo xã hội. Những sự thỏa hiệp về “dân chủ hóa”, về “công khai hóa” hay “đa nguyên chính trị” không những không làm cho người dân được dân chủ hơn, không làm cho xã hội phát triển hơn, nếu không muốn nói là sự đình trệ thê thảm trong sự vận động của xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà còn là mảnh đất rất màu mỡ cho các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá, làm cho chế độ xã hội chủ nghĩa theo mô hình xô - viết ở Liên Xô và các nước Đông Âu nhanh chóng sụp đổ.

Như vậy, đâu phải cứ có đa đảng mới có dân chủ, mới đảm bảo cho xã hội phát triển. Trên thế giới điều này chưa có tiền lệ. Ở các nước TBCN hiện nay, dù có đa đảng nhưng không có đa nguyên chính trị. Sự lãnh đạo duy nhất đó là đảng của giai cấp tư sản, mang bản chất giai cấp tư sản và phục vụ lợi ích chủ yếu cho giai cấp tư sản.

  1. Ở Việt Nam hiện nay không cần thiết phải thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”

Lịch sử Việt Nam đã minh chứng sự lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất lãnh đạo đất nước là tất yếu, đó là ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân. Đảng Cộng Việt Nam ra đời vừa theo quy luật chung vừa tuân theo quy luật lịch sử đặc thủ của Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong từng gian đoạn lịch sử.

Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều phong trào yêu nước chống thực dân Pháp, chống phong kiến nổ ra nhưng điều thất bại mà nguyên nhân chủ yếu là lựa chọn con đường đi, con đường đấu tranh không phù hợp - dẫn đến khủng hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc. Trước bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm dường cứu nước và đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin. Với việc truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam đã làm cho giai cấp công nhân giác ngộ cách mạng, chuyển biến về chất và đi đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giải quyết được sự khủng hoảng về đường lối cứu nước, mở ra một thời đại mới cho lịch sử đất nước. Đây là tất yếu của lịch sử.

Trong giai đoạn 1930 - 1945, lịch sử Việt Nam chứng minh, chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam chứ không có một tổ chức, đảng phái chính trị nào khác có thể lãnh đạo

 

cách mạng Việt Nam. Dù mới ra đời nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi to lớn mà đỉnh cao là cách mạng tháng Tám năm 1945 dẫn tới sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Giai đoạn từ 1945 đến 1988, do bối cảnh tình hình đất nước cũng xuất hiện thêm nhiều đảng khác như: Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Cách mạng đồng minh hội, Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, với những lý do khác nhau mà các đảng này không thể lãnh đạo được cách mạng Việt Nam và tự giải thể (khi hết vai trò). Như vậy, ở Việt Nam đã từng tồn tại đa đảng, nhưng chính lịch sử và nhân dân Việt Nam đã phủ nhận điều đó. Trong bối cảnh, tình hình lịch sử của Việt Nam, việc Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội là hoàn toàn phù hợp với thực tế Việt Nam. Đây là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam, là nhiệm vụ cao cả mà nhân dân Việt Nam tin tưởng giao phó chứ không phải Đảng Cộng sản Việt Nam tự ban cho mình quyền lãnh đạo đó.

Hơn thế nữa, thực tế chiều dài 93 năm qua đã minh chứng Đảng Cộng sản Việt Nam đủ khả năng lãnh đạo cách mang Việt Nam, đưa đất nước vượt qua khó khăn, phát triển đi lên mà không cần thiết phải thực hiện đa nguyên, đa đảng. Với bản lĩnh vững vàng, trí tuệ cao, đường lối đúng đắn Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đánh thắng hai đế quốc to bảo vệ được nền độc lập dân tộc, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đưa đất nước thoát khỏi sự khủng hoảng, nghèo nàn, lạc hậu. Qua hơn 35 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị ổn định; kinh tế không ngừng tăng trưởng, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện; nghèo đói giảm nhanh, liên tục, các tệ nạn xã hội từng bước đẩy lùi; quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; tham nhũng, tiêu cực càng càng giảm, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Xét trên nhiều phương diện, người dân Việt Nam ngày nay đang có các điều kiện sống tốt hơn so với bất cứ thời kỳ nào trước đây... Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng: Phát triển theo định hướng XHCN không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước TBCN có cùng mức phát triển kinh tế”. Đây là minh chứng để giải thích vì sao công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo được toàn dân tộc đồng tình, ủng hộ, chung sức, đồng lòng cùng thực hiện. Đó là lý do giải thích vì sao khi cả thế giới chìm đắm trong đại dịch Covid-19 thì Việt Nam vẫn cơ bản ổn định và phát triển, đó là “thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN ở nước ta”.

 

Xét dưới gốc độ thực hiện dân chủ, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Nền dân chủ XHCN mà Việt Nam đang xây dựng là nền dân chủ cho số đông, thực hiện quyền làm chủ cho số đông, tất cả mọi người dân đều thực hiện quyền làm chủ của mình với phương thức: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện thông qua Nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước pháp quyền XHCN vừa đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trên các mặt của đời sống xã hội thông qua hình thức trực tiếp và đại diện. Điều này khẳng định bản chất ưu việt của nền dân chủ nước ta mà các nền dân chủ trước đó không có được.

 

 

Đánh giá của Đảng ta trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII như là minh chứng cho những giá trị của CNXH mang lại: “Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, lý luận về đường lối đổi mới, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”[7].

 

 

Dù một đảng, nhất nguyên hay đa đảng, đa nguyên thì điều cốt yếu là đất nước phát triển, mang hạnh phúc đến cho nhân dân. Rõ ràng, ở Việt Nam với những thành quả đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay đã đủ sức nặng, cơ sở thực tiễn để khẳng định ở Việt Nam hiện nay không cần thiết phải thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”. Thực tiễn đó cũng minh chứng dân chủ, phát triển không đồng nghĩa với đa nguyên, đa đảng và thực hiện đa nguyên, đa đảng không đồng nghĩa với sẽ có dân chủ và phát triển.

 

 

  1. Âm mưu của các thế lực thù địch trong việc thúc đẩy “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” ở Việt Nam là gì?

 

Có thể khẳng định rằng, luận điệu đòi “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là nằm trong âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Thực chất luận điểm “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính mị dân, rất dễ gây nên sự ngộ nhận, nhất là đối với những người có nhận thức hạn chế, từ đó có thể gây nên sự mơ hồ, lẫn lộn, dẫn tới sự dao động về tư tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam; gây nên sự phân tâm trong xã hội, làm suy giảm và dần mất niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận điệu “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” của các thế lực thù địch là tìm cách xóa bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, lái nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ tư sản, gây nên những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm chính trị bất ổn, kinh tế suy giảm, văn hóa xuống cấp, mâu thuẫn xung đột nảy sinh, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Lợi dụng dân chủ để yêu cầu, đòi hỏi không chính đáng, không đúng pháp luật, coi thường kỷ cương, phép nước.

 

 

Với chiêu bài này, các thế lực thù địch hướng tới tạo cơ hội, điều kiện cho sự ra đời và công khai hóa, hợp pháp hóa các tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó cạnh tranh vai trò lãnh đạo với Đảng Cộng sản Việt Nam và tiến tới thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, như chúng đã làm ở Liên Xô. Với sự tác động của các thế lực thù địch và sự “phản bội” của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, đặc biệt là Mikhail Gorbachev, ngày 15/3/1990, tại Đại hội bất thường của các đại biểu nhân dân, Điều 6 Hiến pháp của Liên Xô (quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô) bị xóa bỏ. Đây là dấu móc quan trọng để dẫn đến cơ chế đa nguyên, đa đảng ở Liên Xô với việc ra đời nhiều tổ chức, đảng phái chính trị đối lập cạnh tranh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô. Đến đầu năm 1991 sự tồn tại của Đảng Cộng sản Liên Xô chỉ còn trên danh nghĩa và sự sụp đổ của Liên Xô vào tháng 8/1991 là một tất yếu. Vì vậy, Việt Nam chấp nhận đa nguyên, đa đảng thì chắc chắn sẽ “mắc mưu” các thế lực thù địch và đi theo “vết xe đỗ của Liên Xô”, bao nhiêu thành quả cách mạng sẽ bị tiêu tan.

 

 

Với những luận giải ở trên, xét cả về phương diện lý luận và thực tiễn cho thấy luận điểm: Muốn thực sự có dân chủ cho người dân và phát triển xã hội cần phải thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”! là luận điểm sai trái, phi khoa học, phi thực tế, với mục đích xấu xa. Việt Nam hiện nay không cần phải “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”. Mặc dù vẫn còn những hạn chế, bất cập trong phát triển đất nước, thực hiện

 

dân chủ, nhưng với bản lĩnh, trí tuệ, quyết tâm của mình cùng với sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, xây dựng nền dân chủ xã hội, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. Nền dân chủ XHCN mà Việt Nam đang xây dựng là nền dân chủ cho số đông, thực hiện quyền làm chủ cho số đông, tất cả mọi người dân đều thực hiện quyền làm chủ của mình. Điều này chỉ có được trong chế độ xã hội chủ nghĩa với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chứ không phải một chế độ nào khác.

Tin nổi bật
HÀNH TRÌNH CỦA NẮNG ☀️

HÀNH TRÌNH CỦA NẮNG ☀️

Thứ bảy, 07/06/2025 | 44

NGÀY HỘI VIỆC LÀM NĂM 2023

NGÀY HỘI VIỆC LÀM NĂM 2023

Thứ năm, 12/10/2023 | 796

 Tham gia xây dựng văn minh đô thị

Tham gia xây dựng văn minh đô thị

Chủ nhật, 20/08/2023 | 1302

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH LÀ GÌ?

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH LÀ GÌ?

Thứ tư, 19/04/2023 | 9773

TÁC HẠI CỦA MA TÚY

TÁC HẠI CỦA MA TÚY

Thứ hai, 09/01/2023 | 3006

CUỘC THI SÁNG KIẾN THANH NIÊN

CUỘC THI SÁNG KIẾN THANH NIÊN

Thứ năm, 27/01/2022 | 2150

Ngày hội

Ngày hội "Sinh viên khỏe" năm 2021

Thứ sáu, 30/07/2021 | 3289

Sinh viên tình nguyện chống dịch

Sinh viên tình nguyện chống dịch

Thứ tư, 02/06/2021 | 4850

Cộng đồng 'mở' vì môi trường

Cộng đồng 'mở' vì môi trường

Thứ tư, 28/04/2021 | 1474

Nỗ lực của Huy

Nỗ lực của Huy

Thứ ba, 20/04/2021 | 2054

Chuyến bay chắp cánh ước mơ

Chuyến bay chắp cánh ước mơ

Thứ hai, 01/03/2021 | 2017

Có những hy sinh thầm lặng

Có những hy sinh thầm lặng

Thứ hai, 20/04/2020 | 8116

Áo xanh tình nguyện giữa mùa dịch

Áo xanh tình nguyện giữa mùa dịch

Chủ nhật, 22/03/2020 | 3092

Đam mê chinh phục

Đam mê chinh phục "lửa" mặt trời

Chủ nhật, 09/02/2020 | 2745

Một dự án nhân văn

Một dự án nhân văn

Thứ sáu, 13/12/2019 | 2524

Gom ve chai làm từ thiện

Gom ve chai làm từ thiện

Chủ nhật, 08/12/2019 | 3852

Tài liệu Khởi nghiệp

Tài liệu Khởi nghiệp

Chủ nhật, 10/11/2019 | 10785

Tình nguyện

Tình nguyện

Thứ bảy, 26/10/2019 | 3987

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn

Thứ hai, 07/10/2019 | 48196

Lớp tiếng Anh 1 USD

Lớp tiếng Anh 1 USD

Thứ tư, 04/09/2019 | 3220

Ước mơ là một kỹ sư phần mềm

Ước mơ là một kỹ sư phần mềm

Thứ năm, 22/08/2019 | 6865

'Cõng” tri thức về vùng khó

'Cõng” tri thức về vùng khó

Thứ sáu, 16/08/2019 | 2005

Tháng 7 năm 2019

Tháng 7 năm 2019

Thứ bảy, 06/07/2019 | 1752

Tháng 6 năm 2019

Tháng 6 năm 2019

Thứ hai, 03/06/2019 | 1905

Tháng 5 năm 2019

Tháng 5 năm 2019

Thứ bảy, 04/05/2019 | 2052

Tháng 4 năm 2019

Tháng 4 năm 2019

Thứ ba, 02/04/2019 | 1719

FESTIVAL KHCN trong sinh viên ĐHĐN 2019

FESTIVAL KHCN trong sinh viên ĐHĐN 2019

Thứ ba, 26/03/2019 | 3113

Tháng 3 năm 2019

Tháng 3 năm 2019

Chủ nhật, 03/03/2019 | 2449

SINH VIÊN DUE VÌ CỘNG ĐỒNG

SINH VIÊN DUE VÌ CỘNG ĐỒNG

Thứ tư, 16/01/2019 | 2996

Từ giảng đường ra thị trường

Từ giảng đường ra thị trường

Thứ năm, 10/01/2019 | 3037

Tháng 1,  2 năm 2019

Tháng 1, 2 năm 2019

Thứ ba, 01/01/2019 | 1638

Mùa đông yêu thương 2018

Mùa đông yêu thương 2018

Thứ năm, 27/12/2018 | 2792

Giải bóng đá

Giải bóng đá "ĐCQ’s CUP 2018"

Thứ ba, 20/11/2018 | 2388

Những dấu chân tình nguyện

Những dấu chân tình nguyện

Thứ sáu, 16/11/2018 | 7556

Ngày hội Sinh viên IT

Ngày hội Sinh viên IT

Chủ nhật, 28/10/2018 | 4919

YOUTHSPEAK FORUM DANANG 2017

YOUTHSPEAK FORUM DANANG 2017

Thứ sáu, 26/05/2017 | 4600

HỘI SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỘI SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Thứ tư, 01/03/2017 | 15779

 

 

 

 

 

CHÚC MỪNG TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024
CHÚC MỪNG TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024
KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN  VÀ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM (09/01/1950-09/01/2-2023), TUYÊN DƯƠNG SINH VIÊN 5 TỐT NĂM HỌC 2021-2022
KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VÀ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM (09/01/1950-09/01/2-2023), TUYÊN DƯƠNG SINH VIÊN 5 TỐT NĂM HỌC 2021-2022
CHIẾN DỊCH SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÌNH NGUYỆN HÈ NĂM 2022
CHIẾN DỊCH SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÌNH NGUYỆN HÈ NĂM 2022 "SÁNG TẠO, VÌ TÌNH NGUYỆN CỘNG ĐỒNG"
Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đại học Đà Nẵng lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đại học Đà Nẵng lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022 - 2027.